ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ SƠN EPOXY TỰ SAN PHẲNG VÀ SƠN LĂN BẰNG RULO

SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA SƠN EPOXY HỆ LĂN &TỰ SAN PHẲNG

Nhìn chung, các bước tiến hành thi công sơn Epoxy của hệ lăn và hệ tự san là giống nhau. Chỉ khác đôi chút về phương pháp và dụng cụ thi công. Nếu sơn Epoxy hệ lăn có thể sử dụng ru lô thông thường để thi công thì sơn Epoxy hệ tự san phải dùng bàn gạt để thi công.

Có nhiều người khi mua sơn Epoxy 2 thành phần thường thắc mắc rằng: “Tại sao cùng là sơn Epoxy cả nhưng hai sản phẩm sơn lăn và sơn tự phẳng lại có giá cả khác nhau?”

Để giải đáp thắc mắc này, mọi người cùng xem bảng so sánh về sự khác nhau giữa sơn Epoxy 2 thành phần hệ lăn và hệ tự san phẳng dưới đây:

 

 

ĐẶC TÍNH

 

SƠN HỆ TỰ SAN PHẲNG

 

SƠN HỆ LĂN

Đơn giá Có chi phí cao Chi phí thấp hơn so với hệ tự phẳng, hợp lý với nhiều đơn vị có chi phí thấp
Độ bền với thòi gian Sơn tự san phẳng có độ bền cao Sơn hệ lăn có thời gian kém hơn so với sơn tự san phẳng
Độ thẩm mỹ Độ thẩm mỹ cao hơn sơn lăn Độ thẩm mỹ tương đối
Trọng tải Chịu trọng tải tốt , chịu mài mòn cao, tuỳ vào loại ,hãng sơn thì mức chịu tải khác nhau Chịu trọng tải nhẹ, sử dụng trong các trường hợp đi lại nhẹ nhàng, lưu trữ hàng hoá đơn giản
Kháng hoá chất Kháng hoá chất tốt Kháng hoá chất tốt
Đồ bảo hộ trong quá trình thi công Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao đông: kính , gang tay ,khẩu trang chuyên dụng Giống vói hệ sơn tự san phẳng
 

Cách thi công sơn

– Công tác chuẩn bị bề mặt: Xử lý vết nứt, dặm, vá khuyết tật trên sàn, xử lý độ chếnh trên sàn dưới 2 độ
– Vệ sinh toàn bộ bề mặt, hút bụi- Lăn lớp sơn lót Epoxy 2 thành phần- Kiểm tra bề mặt lớp lót sau 4 giờ kể từ lúc thi công.
– Lăn lót bổ sung tại các vị trí bề mặt còn khiếm khuyết (nếu có, do bề mặt hấp thụ mạnh)
– Sau 4 giờ kể từ khi thi công lớp lót, tiến hành thi công sơn Epoxy tự sản phẳng với độ dày cần sử dụng 
– Công tác chuẩn bị bề mặt: Xử lý vết nứt, dặm, vá khuyết tật trên sàn, xử lý độ chếnh trên sàn dưới 2 độ

– Vệ sinh toàn bộ bề mặt, hút bụi
– Lăn lớp sơn lót Epoxy 2 thành phần (đợi khô 4h và tiếng hành bước tiếp theo)
– Lăn lớp phủ thứ nhất

– Chờ khô khoảng 4 giờ tiến hành lăn lớp phủ thứ 2

 

Dụng cụ thi công Sử dụng bàn cào răng cưa , lu gai chống bọt khí Lu lăn sơn hoặc súng phun chuyên dụng
Thời gian đi vào sử dụng – Bảo dưỡng bề mặt trong thời gian 24 giờ có thể đi lại nhẹ nhàng
– Bảo dưỡng hoàn toàn sau 7 ngày đưa công trình vào sử dụng đối với nơi sử dụng xe trọng tải lớn di chuyển trên sàn
 Sau 24h có thể đi lại nhẹ nhàng

– Để đưa vào sử dụng cần chờ khô hoàn toàn 5-7 ngày

 

Nên lựa chọn sử dụng sơn Epoxy hệ tự san phẳng hay hệ lăn?

Để biết nên chọn loại sơn Epoxy hệ tự san phẳng hay sơn Epoxy hệ lăn cho công trình? Bạn cần căn cứ vào tính năng của sơn cùng với nhu cầu sử dụng của công trình. Cụ thể sau đây:

  1. Mặt hàng sản xuất của nhà xưởng, nhà kho
  • Nếu là nhà máy in, nhà máy bao bì, nhà máy giấy,… thì bạn nên chọn sơn hệ lăn.
  • Nếu công trình là nhà máy y tế, dược phẩm, thực phẩm, hay các nhà máy phải đạt tiêu chuẩn “GMP” thì khách hàng nên chọn sơn Epoxy tự san phẳng.
  1. 2. Dựa vào mức tải trọng của sàn
  • Nếu sàn nhà xưởng của bạn chỉ yêu cầu mức tải trọng từ nhẹ đến trung bình, ít di chuyển xe nâng hoặc không có. Phương án sơn Epoxy hệ lăn sẽ rất phù hợp.
  • Nếu sàn nhà xưởng yêu cầu mức tải trọng cao, chống mài mòn, lưu lượn di chuyển xe nâng thường xuyên. Bạn nên chọn sơn Epoxy hệ tự san phẳng.
  • Tiêu chuẩn nhà xưởng phòng sạch, độ kháng khuẩn, kháng hóa chất tốt

Nếu công trình sàn, nền của bạn yêu cầu khắt khe về khả năng kháng khuẩn, kháng hóa chất tốt. Trong trường hợp này, sơn Epoxy hệ tự san phẳng là phù hợp nhất vì nó hội tụ đầy đủ các yếu tố trên.

  1. Dựa vào chi phí thi công sơn Epoxy
  • Nếu chi phí eo hẹp, khách hàng hãy chọn sơn Epoxy hệ lăn.
  • Nếu tài chính dư dả. Bạn hãy lưu tâm đến phương án chọn sơn Epoxy hệ tự san phẳng. Bởi với những tính năng vượt trội mà nó mang lại cho công trình của bạn thì chi phí này là hoàn toàn xứng đáng.

Tóm lại:

Sơn Epoxy hệ lăn có độ bền thấp và chịu được tải trọng ở mức độ trung bình được ứng dụng thực tế ở các công trình:

  • Khu lắp ráp sản xuất, nhà xưởng, xưởng đóng chai, nhà bếp, phòng trưng bày…
  • Gian đóng gói, hành lang, lối đi bộ hay nơi để hàng.
  • Phủ tường không bụi, phủ trần nhà.
  • Phủ chống khuẩn nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm, phòng thí nghiệm.
  • Thi công, sửa chữa sàn cũ.

Sơn Epoxy hệ tự san phẳng được ứng dụng vào các lĩnh vực:

  • Phòng thử nghiệm, phòng vô trùng, phòng máy tính.
  • Phòng làm việc, phòng máy điều khiển, phòng lưu trữ
  • Bệnh viện, xưởng dược GMP, xưởng thực phẩm.
  • Xưởng may mặc, nhà máy sợi, nhà máy quang học.
  • Xưởng điện tử, dệt và các loại gia công nói chung khác.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Nên lựa chọn sử dụng sơn Epoxy hệ tự san phẳng và sơn Epoxy hệ lăn?” Đồng thời, có kiến thức hữu ích để chọn lựa các loại sơn Epoxy phù hợp với mục đích sử dụng của các công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *